Ngày 3/6, ông Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên của Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), cho biết tối 2/6, khu vực bãi cát ở biển xã Nhơn Hải lại xuất hiện rùa biển lên bờ sinh sản.
Cá thể rùa biển này dài 0,94m, chiều ngang mai 0,86m, nặng gần 100kg, bò lên bãi biển đào ổ đẻ trứng, được người dân và các thành viên trong Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải bảo vệ.
Theo anh Sáng, sau hơn 30 phút “vượt cạn”, rùa mẹ đẻ 102 quả trứngtrích dẫn từ Khe web trực tiếp. Do rùa mẹ đẻ gần sát mép nước, nguy cơ trứng bị triều cường dâng cao và cuốn trôi nên các thành viên của tổ đã di dời ổ trứng rùa biển đến khu vực bãi biển Mũi Cồn (thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải) để ấp nở, bảo vệ.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, cho biết trước đó, tối 21/5, một con rùa biển cũng lên bãi biển Nhơn Hải đẻ 103 trứng.trích dẫn từ Khe web trực tiếp
“Để thuận lợi cho việc theo dõi, bảo vệ, địa phương đã tiến hành bấm thẻ lên cá thể rùa này”, ông Nam nói.
Theo ông Chu Thế Cường, cán bộ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), mỗi mùa sinh sản rùa mẹ thường đẻ 3-5 ổ trứng, số lượng trứng mỗi ổ trung bình 100-110 quả.
Sau mỗi 2 tuần rùa mẹ sẽ lên đẻ một lần và ổ trứng sẽ được ấp trong vòng 8 tuần.
Cũng theo ông Cường, khu vực bãi biển xã Nhơn Hải là bãi đẻ của loài Vích (Rùa xanh) từ rất lâu. Tuy số lượng rùa lên bờ đẻ trứng không nhiều nhưng đây là một trong những bãi đẻ nằm tại đất liền hiếm hoi còn sót lại, vì vậy việc duy trì, bảo vệ bãi đẻ tại khu vực này là rất cần thiết.
Đại diện IUCN cũng khuyến cáo người dân hãy để rùa biển lên đẻ một cách tự nhiên, không tự ý can thiệp vào quá trình đào ổ, đẻ trứng của rùa biển; không soi đèn pin hay tác động lật, kéo… Đặc biệt cần giữ khoảng cách, không đứng trước mặt rùa mẹ vì như vậy có thể làm rùa mẹ bị nhiễu động và không tiếp tục lên đẻ.